News & Events
Khoảng gần 3 năm trở lại đây, du học Hàn Quốc là lựa chọn của nhiều bạn học sinh và sinh viên. Bởi khi đặt chân tới quốc gia có hơn 50 triệu dân và nền kinh tế quy mô lớn thứ 4 thế giới, du học sinh Hàn Quốc không chỉ được học tập nền giáo dục chuẩn quốc tế.
Song song đó là những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Châu Á. Trong đó màu sắc văn hóa không thể thiếu chính là các ngày lễ tại Hàn Quốc.
1. Sơ nét về văn hóa các ngày lễ của người dân Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước có nền văn hóa phát triển. Nếu lúc trước các lễ hội ở Hàn Quốc chỉ là những nghi thức tôn giáo của người dân. Thì dần theo các năm, ý nghĩa lễ hội không còn là khuôn khổ của những nghi thức ấy nữa. Đa số các ngày lễ của người dân Hàn Quốc sẽ diễn ra trang trọng và mang những ý nghĩa đặc biệt.
2. Tết Nguyên Đán
Tại xứ sở kim chi ngày đầu tiên trong tháng âm lịch của năm là ngày lễ thường niên, gọi là Tết Nguyên Đán.Cũng giống như ở Việt Nam đây là dịp để thành viên trong gia đình cùng đoàn tụ sum vầy bên nhau.
Mâm cỗ đêm giao thừa thường gồm hơn 20 món, món không thể thiếu như Ttok-kuk (canh bánh gạo). Cả gia đình sẽ khoác áo truyền thống hanbok hoặc chọn những bộ quần áo đẹp nhất. Sau đó làm lễ cúng tổ tiên, thực hiện xong nghi lễ này con cháu sẽ cúi lạy ông bà, cha mẹ.
Nghi thức này mang ý nghĩa mong muốn chúc năm mới may mắn và tôn kính bề trên. Khi đó, ông bà, cha mẹ sẽ tặng tiền, hay thứ quý giá nào đó cho con cháu mình.
Tuy nhiên, ngày lễ lớn được chú ý tại Hàn Quốc lại là lễ Chuseok (tết trung thu).
3. Tết trung thu – Lễ Chuseok
Lễ Chuseok là một trong những ngày lễ lớn và rất quan trọng với người Hàn Quốc. Đây không chỉ là ngày lễ trung thu thông thường (ngày 15/8 âm lịch). Đặc biệt hơn nó còn là ngày vừa thu hoạch mùa màng của người dân. Nên vào ngày này họ tổ chức rất lớn để gia đình đoàn tụ dù các thành viên có ở xa đến mấy cũng quay về.
Vào buổi sáng lễ Chuseok, các món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu tươi từ vụ mùa trong năm. Các món được dâng lên làm lễ Charye để tạ ơn tổ tiên. Sau đó, gia đình đến viếng mộ tổ tiên của họ.

Khi tới viếng mộ tổ tiên, các thành viên nhổ cỏ hoang mọc trên gò chôn cất. Đến chiều tối cả gia đình và bạn bè sẽ đi dạo và ngắm trăng tròn mùa thu.

Lúc này, mọi người bắt đầu các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn). Sau đó mọi người cùng thưởng thức Songpyeon. Món bánh đặc trưng ngày tết trung thu của Hàn Quốc.
Với những điều này lễ Chuseok (tết trung thu) xứng đáng là ngày lễ đặc biệt của người dân Hàn Quốc.
4. Tết Đoan Ngọ – Lễ Dano
Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc diễn ra vào ngày vào ngày 5/5 âm lịch. Cũng là ngày lễ thường niên tại xứ sở kim chi.
Nếu tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được gọi là ngày lễ diệt sâu bọ bảo vệ mùa màng. Thì tại Hàn Quốc mang ý nghĩa đánh dấu việc gieo trồng hoàn thành.
Lễ Dano được coi là quan trọng nhất với người nông dân. Đây là một ngày lễ mà nông dân phải nghỉ công việc đồng áng cả ngày để tham gia. Trong ngày Tết Đoan Ngọ phụ nữ Hàn Quốc gội đầu bằng nước thơm được đun từ lá mống mắt. Họ tin rằng điều này sẽ tránh khỏi mọi điều không may đến với người nông dân và vụ mùa của họ.
Bên cạnh các ngày lễ lớn thì còn các ngày lễ gia đình như ngày kỷ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời, ngày kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của bé. Ngày hoegap hay hwangap sinh nhật lần thứ 60 của một thành viên trong gia đình. Những ngày này thường tổ chức như một ngày hội và có sự góp mặt của cả những người họ hàng xa.